Thủ tục xin cấp sổ đỏ và chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất

và sang tên sổ đỏ được thực hiện như thế nào?

Khái niệm sổ đỏ là…?
Trước khi mẫu thống nhất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ban hành thì trước năm 2009, người Mua Nhà Đất thường biết đến 2 loại giấy chứng nhận sau:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) do UBND tỉnh cấp cho chủ sở hữu. Đây là giấy công nhận quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị được quy định theo Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ. Bên ngoài, sổ này có màu hồng nhạt còn nội dung bên trong có ghi đầy đủ và rõ ràng thông tin về quyền sở hữu nhà ở như diện tích xây dựng, diện tích sở hữu chung, riêng, số tầng… và quyền sử dụng đất gồm có loại đất, diện tích, số thửa, thời hạn sử dụng…
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp theo quy định theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.

Thủ tục xin cấp quyền sử dụng đất
Tuy nhiên, để hạn chế những rắc rối, chồng chéo khi thực hiện các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân lẫn đơn giản hóa các thủ tục chứng nhận, ngày 19/10/2009, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được gộp chung lại thành một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được chính thức được áp dụng trên phạm vi cả nước (gọi tắt là sổ đỏ). Quy định này được Chính phủ ban hành trong Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 21/10/2009.
Khi hoàn tất thủ tục và có sổ đỏ trong tay, khối tài sản là Nhà Đất gọi chung làbất động sản của chủ sử dụng sẽ được pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp. Theo đó, chủ sở hữu giấy chứng nhận này có thể thực hiện mọi nghĩa vụ và quyền lợi của mình như thế chấp để vay vốn, cầm cố, giải quyết tranh chấp phát sinh có liên quan đến đất và nhà ở.
Chủ sở hữu sổ đỏ có nghĩa vụ giữ gìn cẩn thận giấy chứng nhận. Trong trường hợp không may làm mất, hư hỏng hoặc thất lạc thì phải báo ngay cho cơ quan địa phương để kịp thời giải quyết, xem xét cấp mới.
Thủ tục và sang tên sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Hộ cá nhân hoặc gia đình khi chắc chắn về quyền sở hữu tài sản bất động sản của mình có thể đến UBND tại quận / huyện/ tỉnh – nơi có tài sản để xin cấp sổ đỏ.
Trong trường hợp muốn chuyển người đứng tên sử dụng mảnh đất đang sở hữu, chủ sở hữu đó phải làm thủ tục để xin sang hay tách tên sổ đỏ.
Các bước làm sổ đỏ
Trình tự cấp sổ đỏ cho chủ sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác có gắn liền với đất được quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó có đầy đủ các loại giấy tờ đúng theo quy định. Sau đó, đem hồ sơ đến nộp tại phòng công chứng tại thành phố hoặc người dân cũng có thể đến nộp tại UBND quận, huyện tại địa phương.
Cán bộ có nhiệm vụ tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ, người làm hồ sơ sẽ được hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ tại chỗ hoặc nhận phiếu yêu cầu bổ sung những loại giấy tờ cần thiết cụ thể còn thiếu. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ giao cho người làm hồ sơ phiếu biên nhận trên đó có thông báo ngày nhận thông báo thuế.
Cầm biên nhận đến thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) tại cơ quan thuế. Sau khi nộp biên lai nộp thuế, người làm hồ sơ sẽ được thông báo cụ thể ngày đến nhận kết quả.
Đến nhận sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Lưu ý, khi đi nhớ mang theo phiếu hẹn.
4 bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ

Thủ tục sang tên sổ đỏ
Bước 1: Khi có nhu cầu chuyển nhượng người sở hữu đứng tên trong giấy chứng nhận (sổ đỏ), cả chủ đang sở hữu tài sản cần sang tên và người được chuyển tên cần đến phòng công chứng để tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ theo đúng quy định.
Bước 2: Đến UBND quận/huyện nơi có tài sản nhà, đất cần sang tên để thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) sau khi đã kê khai đầy đủ.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ.
Cả hai bên sẽ bị phạt theo quy định của Nhà nước nếu không thực hiện kê khai đẩy đủ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân nếu để vượt quá 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng.
Nộp thuế khi có thông báo.
Bước 3: Thực hiện thủ tục kê khai sang tên tại UBND quận/huyện nơi có tài sản nhà, đất muốn sang tên.
Các loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ sang tên sổ đỏ như sau: đơn đề nghị đăng ký sang tên; hợp đồng chuyển nhượng tài sản cần sang tên; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc) mà chủ đang sở hữu đứng tên, bản gốc biên lai nộp tiền vào ngân sách nhà nước bản sao CMND; sổ hộ khẩu của bên nhận sang tên.
Còn về thời hạn sang tên sổ đỏ sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Đến hẹn, người làm hồ sơ đến nộp lệ phí và nhận sổ đỏ. Hoàn tất thủ tục sang tên.
Có hai khoản lệ phí cần đóng khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đó là thuế thu nhập cá nhân và các khoản phí khác theo quy định.
Có hai cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Được tính với mức 2% tổng giá trị nhà, đất ở bán.
Lấy 25%*(giá bán – giá mua – chi phí liên quan). Với cách tính này, lưu ý cung cấp thông tin liên quan đến giá bán, giá mua phải thật chính xác.
Các khoản phí, lệ phí khác:
Nộp lệ phí trước bạ nhà đất: 0,5%.
Nộp lệ phí địa chính: bằng 0,15% giá trị chuyển nhượng.
Thế nào là tách sổ đỏ và thủ tục thực hiện cụ thể ra sao?
Theo quy định, tách sổ đỏ là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất cho một cá nhân hay tổ chức khác người chủ đang đứng tên sở hữu. Có thể ví dụ đơn cử như việc ông A. nếu muốn chuyển quyền sử dụng mảnh đất có diện tích X. đang sở hữu cho con cháu hoặc bán cho người khác (hoặc nhiều người khác) thì buộc ông A. phải thực hiện việc làm thủ tục xin tách từ một quyển sổ đỏ ban đầu thành nhiều quyển sổ đỏ khác (tất nhiên phải cùng trên mảnh đất X. đó).
Những trường hợp chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện các loại thủ tục liên quan đến sổ đỏ, cách tốt nhất vẫn là nên tìm đến những vị luật sư, chuyên gia có kiến thức và nhiểu hiểu biết để nhờ hướng dẫn, tư vấn sẽ giúp hạn chế được những rủi ro không đáng có như: tốn nhiều thời gian vô ích, mất lệ phí, phí, thiếu giấy tờ…
Với những thông tin cơ bản về các trình tự, quy trình xin cấp, sang tên, tách sổ đỏ trên đây, ndv.vn hy vọng sẽ phần nào giúp ích cho các bạn khi thực hiện các thủ tục để có “cuốn bìa đỏ” một cách nhanh chóng và suôn sẻ nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *